Vũ khí

Bài viết về thập đại danh kiếm, chiếu thức, võ công… các bạn xem dưới menu con của mục này nha. Mang đi yêu cầu ghi rõ nguồn blog https://webqinsmoon.wordpress.com

Tần Thời Minh Nguyệt: Danh sách vũ khí (tính tới p4, sẽ bổ sung thêm)

I/ Thập đại danh kiếm

1: Thiên Vấn:

thienvan1_meitu_11

Thiên Vấn nằm trong Hàm Dương cung, hiện tại là bội kiếm của Tần Thủy Hoàng.

Trong Tần Thời Minh Nguyệt là đệ nhất danh kiếm

2: Uyên Hồng:

uyenhong_meitu_15

Uyên Hồng xếp thứ hai trong Thập đại danh kiếm. Là bội kiếm của Kiếm Thánh – Cái Nhiếp. Tiền thân là Tàn Hồng do mẫu thân của Từ phu tử đúc thành.

Tần Thời Minh Nguyệt: Chư Tử Bách Gia,  trong một trận đấu kiếm giữa Cái Nhiếp và Vệ Trang ở Cơ Quan Thành, Uyên Hồng bị Sa Xỉ chém gãy

3: Thái A

thaia3_meitu_5

Thái A hiện lài bội kiếm của trưởng môn Nho gia – Phục Niệm

4: Tuyết Tế.

daogia_meitu_4

Tuyết Tễ là tín vật trưởng môn của Đạo ra qua nhiều thế hệ. Hiện tại là bội kiếm của trưởng môn Đạo gia – Tiêu Dao Tử.  Từ khi tổ sư Lão Tử qua đời, Đạo gia phân thành Thiên, Nhân lưỡng đại kiếm tông. 2 tuyệt chiêu Tuyết Hậu Sơ Tình và Trường Hồng Quán Nhật là 2 chiêu thức sử dụng cùng thanh kiếm này.

5: Thủy Hàn

thuyhan2_meitu_10

Thủy Hàn là bội kiếm của Cao Tiệm Ly, kiếm này được bậc thầy rèn kiếm Từ phu tử làm ra, Tuyệt kỹ “Dịch Thủy Hàn” Tên được lấy từ câu thơ của Cao Tiêm Ly dành cho Kinh Kha khi từ biệt bên sông Dịch: ” Phong tiêu tiêu hề dịch thủy hàn, tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn”. Kiếm như tên gọi, tính âm hàn, là thanh kiếm tương sinh tương khắc với Uyên Hồng.

6: Lăng Hư

langhu2_meitu_6

Lăng Hư là thanh kiếm thứ mười trong thập đại danh kiếm, là bội kiếm của Tề Lỗ Tam Kiệt – Trương Lương. Lăng Hư tuy là một thần binh, nhưng chưa từng dính máu tanh, lấy kiếm là chí, lấy kiếm làm tâm, mới là mục đích thực của Trương Lương.

7. Thu Li

d043ad4bd11373f07c5bb0cca20f4bfbfbed0479

Thanh kiếm đứng thứ 9 trong kiếm phổ do trưởng môn Thiên Tông phái của Đạo Gia là Hiểu Mộng đại sư sở hữu.Tuy đứng thứ 9 nhưng Thu Li mang tính thuần dương nên có uy lực xếp trên Tuyết Tễ mang tính thuần âm xếp thứ 6 trong kiếm phổ.

II: Các vũ khí khác.

Dưới đây là những vũ khí không được liệt vào danh bảng, nhưng uy lực cũng không thể coi thường

1: Sa Xỉ

TB2AMDyaXXXXXbvXXXXXXXXXXXX_!!290865762_meitu_14

Sa Xỉ là yêu kiếm được phụ thân của Từ phu tử chế tạo ở Triệu quốc, có uy lực rất lớn, đối kháng với Uyên Hồng, thân kiếm có hình răng cưa, cấu tạo kỳ lạ chính là đặc điểm khiến Sa Xỉ trở thành thanh kiếm đối đầu với Uyên Hồng.

2: Mặc Mi

TB2T66faXXXXXb3XXXXXXXXXXXX_!!904615967_meitu_4

Mặc Mi là tín vật của Cự Tử Mặc gia

3: Phá trận bá vương thương

TB2_ZLPaXXXXXXxXXXXXXXXXXXX_!!47832449_meitu_13

Phá trận bá vương thương là vũ khí mà Thiếu Vũ có được  tiến nhập vào vương đạo “Mạc Vấn” cả Mặc gia cấm địa, vượt qua “Mặc công kỳ trận”. Thương có khả năng thu gọn lại, thân thương có trạm trổ hình rồng.

4: Phi Công

TB201v2aXXXXXXHXpXXXXXXXXXX_!!175152082_meitu_2

Phi Công là vũ khí chí tôn của Mặc gia, được tổ sư Mặc Gia chế tạo, và cải tiến qua các đời Cự Tử.

Người sở hữu hiện tại là Thiên Minh.

47bc9a2b17415acb023bf63c

Phi Công được cất dấu trong cấm địa của Mặc Gia, Thiên Minh vượt qua “Mặc Vấn” mới có được.

5: Liên Xà Nhuyễn kiếm

da35df628535e5dd6ebbf1ac76c6a7efcf1b6221

Là vũ khí của Xích Luyện, giống như con rắn nước, chiêu thức cũng vô cùng âm độc..

6: Cự Khuyết

cukhuyet

Cự Khuyết tuy không nằm trong thập địa danh kiếm, nhưng bàn về uy lực, tuyệt đối xứng đáng với danh thiên hạ chí tôn, bởi vì thân kiếm rất lớn, chỉ những người trời sinh thần lực mới có thể sử dụng, bởi thế nên nó dần bị mọi người lãng quên. Hiện tại Cự Khuyết đang được cương  giả Thắng Thất sử dụng.

7: Lôi Thần Chùy.

Là vũ khí của Đại Thiết Chùy

8: Ngân châm

Vừa là dụng cụ chữa bệnh vừa là vũ khí của Đoan Mộc Dung.

9: Thuấn Phi Luân

Là vũ khí của Đạo Chích

9: Kỳ Lân Thích

Là vũ khí của đệ nhất sát thủ Hàn quốc – Hắc Kỳ Lân.

10: Vũ Nhận

Bạch Phụng Hoàng, là một trong tứ đại thủ lĩnh cấm vệ quân của Hàn quốc! Vũ khí của y là Vũ Nhận.

10629593_433530776785019_4638414226364719244_n

11. Tàn Hồng

07b2dc88d43f879475701c5dd21b0ef41ad53a29

Là kiếm của Kinh Kha, dùng để hành thích Doanh Chính, kiếm này khả năng sát chủ rất cao. Sau này Tàn Hồng được rèn lại thành Uyên Hồng giao cho Cái Nhiếp.

12. Kiếm của Si Vưu ( không rõ tên)

TB2Oan7aXXXXXbmXXXXXXXXXXXX_!!175152082_meitu_5

Kiếm này chỉ xuất hiện trong bản điện ảnh ”Long Đằng Vạn Lý”, được nữ thần giao cho Si Vưu để ông trấn an thiên hạ. Sau khi ông bị hoàng đế giết kiếm được người Lâu Lan cất trong cấm địa, và Vệ Trang đã tìm cách lấy nó, y đã dùng thanh kiếm này để đánh nhau với Cái Nhiếp.

13. Súng cơ quan thuật:

8681bd0cgw1ejr81speefj20g4092mxk

Cái này cũng chỉ xuất hiện trong bản điện ảnh ”Long Đằng Vạn Lý”, do Lữ lão bá làm cho Thiên minh, để Thiên Minh bảo vệ mình và giúp người, nó cũng có ích trong cuộc hành trình của Thiên Minh đi đến Lâu Lan.

6e8c01dfa9ec8a136038bec0f403918fa0ecc014

14. Ngọc Tiêu: 

43db796034a85edf8b69bf6349540923df5475f7

Vừa là nhạc cụ vừa là vũ khí của Tuyết Nữ, có thể thổi ra tuyết, được Tuyết Nữ dùng khi chiến đấu với kẻ địch.

15. Trù Đái:

548e264f78f0f736cf230d410a55b319e9c413ff

Vũ khí của Tuyết Nữ nhẹ nhàng như lụa, nhưng cũng sắc bén như kiếm, khi chiến đấu mềm mại, uyển chuyển như múa, nhưng cũng cũng có thể gây sát thương cho kẻ thù, không thua gì kiếm.

16. Hàm Quang

ac4bd11373f082022a08dd374dfbfbedab641b1b

 Là vũ khí của Nhan Lộ, xếp thứ 16 trong kiếm phổ. Là thanh kiếm vô hình trong truyền thuyết, một trong 3 thanh kiếm của Khổng Chu, có hai đầu, thân kiếm ở dưới ánh sáng mới có thể hiện hình. Mắt không thấy được, chuyển động không ai thấu nổi, hư hư thực thực chẳng thể cảm nhận thấy

17. Mộc Kiếm

177db3cc7cd98d105e0af48e273fb80e79ec90d7

Sau khi Uyên Hồng bị gãy, Cái Nhiếp đã dùng gỗ để mài thành thanh kiếm này. Tuy là kiếm gỗ nhưng dưới sự sử dụng của Cái Nhiếp uy lực tuyệt đối không hề thua kém những thanh kiếm khác. Dù tính sát thương không cao ( Theo như lời Cái Nhiếp vì kiếm này bằng gỗ, không sắc bén như Uyên Hồng nên sẽ không làm người khác bí thương )

28 thoughts on “Vũ khí

  1. Cả Can Tương-Mạc Tà nữa này, kiếm của Văn Trung Quân nữa này, kiếm của Điền Hổ, của Ngô Khoáng, dao của Thạch Lan,..

    Thích

  2. Cử trọng nhược khinh Cự Khuyết vô song
    Lưu Phong tàng ảnh Hàm Quang vô hình
    ………..
    Thiên yêu duy ngã Sa Xỉ độc tôn
    Khuynh tẫn hồng trần Uyên Hồng độc bộ
    p/s: hống các bác làm thơ về kiếm nào

    Đã thích bởi 1 người

  3. Hix . . . Mình xem cái này (chẳng biết là phim hay hoạt hình nên gọi là cái ^^) hồi học lớp 5, xem 2 phần xong lặn luôn (làm biếng xem tiếp). Bây giờ tình cờ dạo vào nhà bạn xem xong vài bài blog bỗng thấy . . . nhớ về tuổi thơ ^^

    Thích

٩(^‿^)۶Bàn luận qin'smoon (=^.^=)