Kiếm Phổ Tần Thời Minh Nguyệt

By: Mạnh Quân (lake Side) 

Nguồn: https://www.facebook.com/groups/quismoon

YÊU CẦU MANG ĐI GHĨ RÕ NGUỒN BLOG OR GR + TÊN TÁC GIẢ

1. Đệ nhất danh kiếm Thiên Vấn 

Sở hữu bởi Tần Thủy Hoàng Doanh Chính, đặt tại Hàm Dương cung, có hàm ý đệ nhất thiên địa, làm từ Sở quốc.

TB2XLaDaXXXXXXXXpXXXXXXXXXX-1043264785_meitu_7

Thiên Vấn tên kiếm có ý nghĩa tự hỏi trời cao đệ nhất thiên địa. Có ý kiến cho rằng đời chủ trước của thanh Thiên Vấn vốn là nhà thơ Khuất Nguyên nước Sở ( Theo lịch sử thì Thiên Vấn là 1 tác phẩm thơ nổi tiếng của Khuất Nguyên). Sau khi Tần diệt Sở, Khuất Nguyên nhảy sông Mịch La tự vẫn.Thiên Vấn được Lý Tư phái người tìm kiếm và mang về dâng lên cho Tần Thủy Hoàng. Thiên Vấn được cất giữ tại cung Hàm Dương. Đệ nhất danh kiếm về tay đệ nhất hoàng đế âu cũng là hợp ý trời. Trong phim Thiên Vấn mới duy nhất 1 lần được rút ra khỏi bao.Liệu trong các phần tiếp theo chúng ta có thể thấy Thiên Vấn xuất chiêu lần nữa?

Phần chữ viết ở bức ảnh Thiên Vấn trong phim TTMN có 2 câu thơ đầu tiên trong tập thơ Thiên Vấn của Khuất Nguyên:

曰遂古之初,谁传道之?

上下未形,何由考之?

Âm Hán Việt:

 Viết toại cổ chi sơ, thùy truyền đạo chi

Thượng hạ vị hình, hà do khảo chi

Dịch nghĩa ( theo ý hiểu của mình)

Viết theo sử cũ, lưu truyền đời sau

Trời đất hữu hình, do đâu mà có

Đây là 2 câu thơ mở đầu thể hiện chủ đề rất đặc biệt của bài thơ Thiên Vấn: nhà thơ tự đặt ra các câu hỏi cho trời cao về các vấn đề tự nhiên,xã hội,thiên văn,triết học…. thể hiện sự hoài nghi về các tư tưởng truyền thống và mong muốn hướng đến 1 chân lý mới hoàn thiện,đúng đắn hơn

thienvan2_meitu_7

Thêm 1 điều thú vị khác liên quan đến phim đó là: tên tuổi của các nhân vật trong Âm Dương Gia: Đông Hoàng Thái Nhất, Đại Tư Mệnh, Thiếu Tư Mệnh, Tương Quân,Tương Phu Nhân… ứng với tên các chương trong bộ thơ Cửu Ca của Khuất Nguyên. Từ đó có thể thấy bộ truyện TTMN chịu ảnh hưởng khá lớn từ nội dung thơ ca của Khuất Nguyên

2, Uyên Hồng

Uyên Hồng tiền thân là Tàn Hồng : Thanh kiếm giết rồng ý nói thanh kiếm dùng để giết Tần Thủy Hoàng. Được mẹ của Từ phu Tử rèn tặng Kinh Kha hành thích Tần Vương.

07b2dc88d43f879475701c5dd21b0ef41ad53a29

(Tàn Hồng)

Hành thích thất bại,Kinh Kha bị giết,Tàn Hồng rơi vào tay Tần Thủy Hoàng Do Tàn Hồng sát khí quá mạnh có thể gây hại cho chủ nhân nên đã được Tần Thủy Hoàng sai người cho đúc lại thành Uyên Hồng. Tần Thủy Hoàng  đã tặng Uyên Hồng cho Cái Nhiếp đệ nhất kiếm khách bên cạnh ông.

TB2IrzCaXXXXXX3XXXXXXXXXXXX_!!290865762_meitu_2

Uyên Hồng đã bị Sa Xỉ của Vệ Trang làm gẫy ở tập 4 phần 3. Chắc hẳn các fan đang mong đợi xem Uyên Hồng có được rèn lại cho Cái Nhiếp sử dụng không,hay Cái Nhiếp sẽ có 1 thanh kiếm mới?

uyenhong3_meitu_14

3, Thái A

Thái A đứng thứ 3 trong kiếm phổ,có khí thế của sao Ngưu, ĐẩuThái A là 1 trong 3 thanh kiếm được đúc kiếm sư huyền thoại của Trung Quốc Âu Dã Từ cùng người học trò Can Tương rèn cho Việt vương Câu Tiễn diệt Ngô. Cả 3 thanh kiếm này đều nổi danh gắn liền với chiến tranh Ngô – Việt. Đời chủ tiếp theo của bảo kiếm là Sở Chiêu Vương.

thaia_meitu_3

Chút ít về tiểu sử của Âu Dã Tử: ông sinh khoảng năm 514 trước Công nguyên, là người nước Việt. Thuở thiếu thời đã theo người cậu học kỹ thuật trị kim (tương đương với rèn và luyện thép như bây giờ). Trong quá trình làm nghề ông đã phát hiện ra nhiều tính năng khác biệt giữa đồng xanh và sắt, mở ra kỷ nguyên mới cho kỹ thuật rèn và tôi thép. Dựa vào những bí quyết này, Âu Dã Tử đã cho ra đời các thanh kiếm đầu tiên, cũng là các thanh bảo kiếm nổi tiếng thiên hạ như Ngư Trường, Trạm Lư, Long Uyên, Thái A, Công Bố… Những thanh bảo kiếm của Âu Dã Tử đã mở ra kỷ nguyên về binh khí lạnh của Trung Quốc. Sau này Âu Dã Tử thu nhận Can Tương làm học trò. Can Tương cùng vợ Mạc Tà cũng là cặp đúc kiếm sư nổi tiếng Trung Quốc khi tạo ra cặp kiếm huyền thoại Can Tương – Mạc Tà. Điểm đặc biệt của những thanh kiếm mà Âu Dã Tử và Can Tương đúc là nó được pha trộn một tỷ lệ các kim loại màu thích hợp và tinh vi, cho nên những thanh bảo kiếm này có màu sắc hết sức đặc biệt.

thaia2_meitu_4

Bàn về Thái A,tướng kiếm sư Phong Hồ Tử từng nói, chỉ có uy lực phát ra từ nội tâm mới có thể phát huy hết sức mạnh của kiếm này. Thân kiếm tuyệt đẹp, sống kiếm chắc chắn, lưỡi kiếm vô cùng sắc bén, có thể chém sắt, chặt đá nhẹ như đâm xuống nước, khi múa kiếm, kiếm khí tỏa ra khiến cho đối thủ hoa mắt chóng mặt, nhưng ngược lại vầng kiếm khí làm tăng uy lực của người sử dụng kiếm.

Theo sử ký Tư Mã Thiên,Thái A bảo kiếm sau này được dâng cho Tần Thuỷ Hoàng,sau khi Tần vương nhất thống thiên hạ đã cho cắm thanh kiếm báu này trên núi Trâu Tịch để tế cáo trời đất và được coi như một bảo vật trấn quốc.

thaia3_meitu_5

Hiện trong phim Thái A do trưởng môn nhân Nho Gia Phục Niệm nắm giữ. Như vậy có thể đoán phần 5 sau khi TTH tiêu diệt Nho Gia thì Thái A về tay Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng quả không hổ là đệ nhất Hoàng đế khi đã nắm trong tay 3 danh kiếm đứng đầu trong kiếm phổ ( Trong đó Uyên Hồng đã được Tần Thủy Hoàng đem tặng CN)

4, Sương Hồn ( đây chỉ là dự đoán do kiếm chưa xuất hiện trong phim)

          Là bảo kiếm của trưởng môn Âm Dương Gia Đông Hoàng Thái Nhất.Sương Hồn vốn không phải là bảo kiếm truyền môn của Âm Dương Gia mà là bảo kiếm lưu truyền từ đời nhà Chu.Nguyệt Nhi chính là người giải khai được bí mật giúp Đông Hoàng Thái Nhất tìm thấy thanh kiếm này

Việc dự đoán thanh kiếm của trưởng môn Âm Dương Gia xếp thứ 4 cũng là điều hợp lý chỉ chưa rõ tên gọi và hình dáng thực của thanh kiếm mà thôi!

5, Xích Đồng hay còn gọi là Xích (Thích) Tiêu  ( đây chỉ là dự đoán do kiếm chưa xuất hiện trong phim )

          Toàn thanh kiếm màu đỏ như thanh sắt nung nóng. Xích Đồng cùng Sương Hồn là 2 danh kiếm lừng danh thiên hạ nhưng trong giang hồ mất tích đã lâu. Sau đó Xích Đồng tái xuất giang hồ và chủ nhân chính là Hán cao tổ Lưu Bang.

6, Tuyết Tễ

TB2gBuPaXXXXXaAXXXXXXXXXXXX_!!1842663170_meitu_1

Là tín vật của lịch đại chưởng môn Đạo gia. Từ khi tổ sư Lão Tử qua đời, Đạo gia phân thành Thiên, Nhân lưỡng đại kiếm tông. Tuyết Tễ do chưởng môn hai phái luân phiên tiếp quản

daogia_meitu_4

Trong phim Tuyết Tễ do trưởng môn Nhân Tông của Đạo Gia là Tiêu Dao Tử nắm giữ

2 tuyệt chiêu Tuyết Hậu Sơ Tình và Trường Hồng Quán Nhật là 2 chiêu thức sử dụng cùng thanh kiếm này.

7. Thủy Hàn

Bội kiếm của Cao Tiệm Ly, do Từ phu tử của Mặc gia đả tạo. Tên được lấy từ câu thơ của Cao Tiêm Ly dành cho Kinh Kha ” Phong tiêu tiêu hề dịch thủy hàn”. Kiếm như tên gọi, tính âm hàn, là thanh kiếm tương sinh tương khắc với Uyên Hồng.

TB2ZHCGaXXXXXaNXXXXXXXXXXXX-1043264785_meitu_8

8, Trạm Lư ( chỉ là dự đoán do kiếm chưa xuất hiện trong phim)

          Là bảo kiếm của binh gia Tiêu Hà ( 257 TCN – 193 TCN).Tiêu Hà cùng Trương Lương,Hàn Tín là tam kiệt nhà Hán có công rất lớn giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ lập nên triều đại nhà Hán

          Theo lịch sử thì Trạm Lư là 1 trong những thanh kiếm nổi tiếng nhất do đúc kiếm sư huyền thoại Âu Dã Tử rèn cho Việt vương Câu Tiễn.Nước Việt thất thế Việt vương phải giao thanh Trạm Lưu cho vua nước Ngô là Hạp Lư.Tương truyền sau đó Trạm Lư rơi vào tay Sở Chiêu Vương khiến vua Ngô tức giận khởi binh đánh Sở,nước Sở thất trận,vua Ngô chiếm lại thanh Trạm Lư.Sau này khi nước Việt diệt Ngô,thanh Trạm Lư lại quay về người chủ ban đầu là Việt vương.Trạm Lư được chôn cất cùng Việt vương khi ông qua đời

          Với tên tuổi và lịch sử của thanh Trạm Lư việc dự đoán Trạm Lư đứng thứ 8 trong kiếm phổ có vẻ không được hợp lý cho lắm!

9, Thu Ly

4c53b75c103853436304695b9513b07ecb80887f

 Thu Ly xếp thứ 9 trong ” Thập đại danh kiếm ”. Kiếm này chứa đựng thâm lý của Đạo gia cùng sinh cơ vô tận của đất trời. Khi Trang Châu ngao du đã được thanh kiếm này đưa đường chỉ lối, từ đó trở thành người thủ hộ Thiên Tông Đạo gia. Tục truyền năm đó Ngô Việt cầu kiến kiếm sư Tiết Chúc vì Việt Vương mà cầu bảo kiếm, xứng đôi với danh kiếm Thuần Quân mà Âu Dã cất giữ, cầu mãi hai mươi nắm cuối cùng cũng có được một danh kiếm, ngày được bảo kiếm cũng là ngày Tiết chúc quy thiên. Từ đó truyền rằng thanh kiếm này kí thác linh hồn của Tiết Chúc

Tuyết Tễ mặc dù xếp thứ 6 trong ”Thập đại danh kiếm”, là thanh kiếm trấn môn của 2 phái Thiên, Nhân trong Đạo gia

Nhưng nghe đồn Thu Ly mà Hiểu Mộng sở hữu, uy lực vẫn còn ở trên Tuyết Tễ. Nhưng Triệu Cao cho rằng, Thu Ly cùng danh kiếm xếp thứ 3 – Thái A nếu đem ra so sánh, vẫn là kém hơn một chút

.Ở phần 5 tập 12, Hiểu Mộng đã vận dụng kiếm này phát ra khí, khiến lá rụng khôi phục sức sống

10, Lăng Hư

          Thân kiếm thanh nhã,tú lệ với ánh bạc loá mắt,không thể nhìn kỹ.Cả thanh kiếm được khảm 18 viên ngọc đỏ.Tuy là vũ khí nhưng không vương một chút máu tanh chỉ thấy thanh thoát như mây bay theo gió,quả là bảo kiếm hiếm có trong thiên hạ.Dụng kiếm mà trái tim trong sáng,tâm trí không chút tà niệm ắt chủ nhân phải là bậc cao nhân thông thiên hiểu địa.Lăng Hư vốn là bảo kiếm từ đời nhà Chu trải qua bao năm tháng chỉ có những bậc xuất thế kỳ tài mới có duyên sở hữu.

langhu_meitu_5

Câu thơ “Không cốc lâm phong,dật thế lăng hư” có ý nghĩa Lăng Hư vốn ẩn mình nhưng  khi xuất hiện sẽ xoay chuyển càn khôn,quyết định vận mệnh thiên hạ là lẽ đương nhiên như gió thổi đến vùng trống trải vậy

84b88125bc315c6098f32d438cb1cb13485477fa

11, Cự Khuyết

Cự Khuyết là 1 trong 5 thanh bảo kiếm gồm Trạm Lư,Cự Khuyết,Thắng Tà,Ngư Trường,Thuần Quân được đúc kiếm sư Âu Dã Tử rèn cho Việt Vương Câu Tiễn.Cự Khuyết toàn thân bằng sắt thô bên ngoài được phủ đồng.Kiếm tuy to nặng thô kệch nhưng uy lực dời núi lấp biển.Cự Khuyết ít được nhắc đến trong sử sách so với các thanh kiếm còn lại.

TB2aJneaXXXXXacXpXXXXXXXXXX_!!904615967_meitu_1

Trong phim Cự Khuyết có uy lực ngang Uyên Hồng chỉ chịu xếp sau Thiên Vấn tuy nhiên Cự Khuyết lại quá nặng nề không mấy ai có thể sử dụng.Thời bấy giờ cả thiên hạ duy chỉ có Nông Gia Thắng Thất sử dụng được thanh kiếm này.Nên Cự Khuyết bị xếp thứ 11 trong kiếm phổ.

1 cách giải thích khác về vị trí của Cự Khuyết,theo lời Lý Tư: trong vòng 3 năm ngắn ngủi Thắng Thất từ thứ hạng trên 200 đã đánh thắng liền 200 trận trước các cao thủ của cả 7 nước nên đã vươn lên vị trí thứ 11 trước khi bị bại dưới tay Cái Nhiếp và bị giam vào biệt lao của Tần quốc

cukhuyet2

Ngoài ra có ý kiến cho rằng: xếp thứ 12 là cặp kiếm huyền thoại Can Tương – Mạc Tà của 2 vợ chồng Tương Quân,Tương Phu nhân trưởng lão Âm Dương Gia.Xếp thứ 13 là thanh kiếm Thiên Chiếu của Vân Trung Quân.Tuy nhiên thông tin chỉ mang tính tham khảo

Đôi chút về thanh kiếm Thiên Chiếu

          Tương truyền Vân Trung Quân 1 lần tình cờ nhìn thấy tảng đá có hình dạng  thanh kiếm,tảng đá rất nặng  sức khỏe 1 người khó lòng nhấc nổi.Vân Trung Quân thấy làm điềm lạ đã dùng Âm dương thuật luyện trong 99 ngày,tảng đá mới vỡ ra 1 thanh kiếm.Thân kiếm cong cong tựa vầng trăng khuyết,phát ra ánh sáng lóa mắt,kỳ lạ thay ngay cả trong đêm thanh kiếm cũng phát ra thứ ánh sáng như mặt trời ban ngày.Vân Trung Quân bèn dâng lên cho Tần Thủy Hoàng.Tần Thủy Hoàng rất ngạc nhiên trước thanh kiếm kỳ lạ và ban cho cái tên Thiên Chiếu.

TB2SLSqaXXXXXXmXpXXXXXXXXXX_!!1032742180_meitu_6

Thiên Chiếu ứng với hệ kim trong ngũ hành, tuyệt kỹ “ Chiêu vân vị ương trảm” độc bộ quần hùng,mức sát thương khiến ai nhìn thấy cũng kinh hồn khiếp đảm,kết hợp với chiêu số võ công của Vân Trung Quân khiến uy lực sát thương càng mạnh.Cho nên dù mới xuất hiện trong giang hồ hơn 10 năm nhưng Thiên Chiếu đã vang danh lừng lẫy như 1 loại sát khí thần binh

*12.Sa Xỉ 

– Thanh kiếm được sở hữu bởi Vệ Trang – thủ lĩnh Tụ Tán Lưu Sa, sư đệ của Tung Hoàng gia Kiếm Thánh Cái Nhiếp. Sa Xỉ được cha của Mặc gia Từ Phu Tử rèn nên, nhưng không được xếp vào trong kiếm phổ vì nó mang yêu khí quá nặng.

TB24w4PapXXXXbtXpXXXXXXXXXX_!!55278579_meitu_1

Sa Xỉ đã định từ khi rèn ra đã là đối địch với thanh Uyên Hồng của Cái Nhiếp, nếu xét về uy lực, Sa Xỉ có lẽ còn có uy lực còn hơn cả Uyên Hồng, và có lẽ nó chỉ chịu thua Thiên Vấn một chút ít mà thôi

saxi2_meitu_10

Về 7 thanh kiếm của lục kiếm nô:

Chân Cương,Chuyển Phách,Diệt Hồn,Loạn Thần,Đoạn Thủy,Võng,Lượng là 1 bộ bảo kiếm lợi hại.Mình rất tò mò muốn biết về bộ kiếm này nhưng chưa có được thông tin gì.

Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Do nhiều thanh kiếm chỉ có trong phim,không có thật trong lịch sử nên chất lượng thông tin chỉ dừng ở mức tương đối và mang tình tham khảo để giúp mọi người hiểu thêm phần nào về phim và từ đó sẽ càng thấy yêu thích phim hơn.

45 thoughts on “Kiếm Phổ Tần Thời Minh Nguyệt

  1. Mình thích nhất Lăng Hư và cả chủ nhân của nó nữa. hihi. Tuy là vũ khí nhưng không vương một chút máu tanh chỉ thấy thanh thoát như mây bay theo gió. “Không cốc lâm phong,dật thế lăng hư” có ý nghĩa Lăng Hư vốn ẩn mình nhưng khi xuất hiện sẽ xoay chuyển càn khôn,quyết định vận mệnh thiên hạ- và thật đúng như vậy- Trương Lương đã làm đc điều đó -thay đổi vận mệnh thiên hạ – giúp Hán cao tổ Lưu Bang lập ra nhà Hán tồn tại đến 400 năm. Tử Phòng ca ca này hình như còn đc sử sách Trung quốc đánh giá cao hơn cả Gia Cát lượng nữa …

    Thích

  2. Thêm Hàn Thiền kiếm của Lão Kim nữa. Thanh kiếm này không có lịch sử nhưng có triết lý riêng của nó. “Cấm nhược hàn thiền”, con ve lặng tiếng mùa đông, ý chỉ Lão Kim phải im lặng một cách đớn lòng.

    Thích

  3. Mình thích nhất là thủy hàn kiếm. Dịch thủy hàn mà cao tiệm ly sử dụng trong trận chiến với nông gia bá đạo như vậy sao thủy hàn chỉ xếp thứ 7 nhỉ

    Thích

  4. minh xin gop y o phan noi ve uyen hong bi xa si lam gay la khong dung…neu de y se thay khi do cai nhiep da co y lam gay uyen hong de dung mau kiem khong che ve trang va dc cao tiem ly nhan xet dai khai la cai nhiep da linh ngo den do vo cung cua kiem phap nhe.

    Thích

    • ý của bạn kia là kiếm gãy là do cái nhiếp cố ý bẻ chứ không hẳn là do kiếm của vệ trang khắc chế _ dịch của bạn kia _

      Thích

    • Mình xin góp ý ở phần nói về uyên hồng bị xa sỉ làm gãy là ko đúng, nếu để ý sẽ thấy khi đó cái nhiếp đã cố ý làm gãy uyên hồng để dùng mẩu kiếm khống chế vệ trang và dc cao tiệm ly nhận xét đại khái là cái nhiếp đã lĩnh ngộ đến độ vô cùng của kiếm pháp nhé – sub từ loại tiếng lạ lạ của bạn trên cho người khác lướt qua xem cmt mà ko dịch nổi

      Thích

    • :v theo tui thì ko phải vậy :v dù có lĩnh ngộ cao đến mức nào thì bội kiếm của kiếm khách vẫn là thứ quý như sinh mạng, bạn càng nên biết thanh kiếm do sư phụ truyền lại càng có ý nghĩa như thế nào, vậy vạn bất đắc dĩ mới phải chịu gãy kiếm.
      Nếu CN xoay sở được trong tình huống đó (nghĩa là ko cần gãy kiếm vẫn thoát được thế kìm cặp của sa xỉ) thì hà tất phải tự bẻ gãy uyên hồng? Nếu thực lực đã trội hơn vệ trang thì cơ hội ko chỉ một lúc đó…
      – Nếu giả thiết của bạn đúng thì khi xem tui chỉ đánh giá rằng cái nhiếp biết lợi dụng cơ hội, chịu hy sinh kiếm để khống chế VT (nghĩa là đó là một nước bài có suy tính, có nghĩa việc mất uyên hồng cũng chả có j đáng nói)… còn VT bất quá chỉ vì nghĩ rằng kiếm đối thủ gãy nên đắc thắng ko đề phòng mới bị khống chế.
      – Còn như bình thường (tức sa xỉ bẻ gãy uyên hồng) thì sẽ đánh giá khác, rằng cái nhiếp trong thời khắc bội kiếm quý như sinh mạng bị gãy vẫn có thể quyết định đúng đắn, giữ lại mũi kiếm khống chế địch nhân (nghĩa là mất thứ mình cực quý nhưng vẫn bình tĩnh).
      Hơn nữa một điều hợp lý là sa xỉ từng bẻ gãy nhiều thanh kiếm rồi, xét về cấu tạo thì uyên hồng lưỡi kiếm quá mỏng, nếu rơi vào răng của sa xỉ thì khả năng gãy là cực cao… huống hồ trong phim còn nói sa xỉ vốn khắc uyên hồng thì việc uyên hồng gãy trước sa xỉ vốn dĩ CN cũng khó tránh khỏi…

      Thích

      • Còn mình thì lại thấy : nếu cái nhiếp cũng đủ nhẫn tâm xuông tay (giết người) như Vệ trang thì e rằng VT đã thê thảm rôi, còn uyên hồng đã k bị gãy. Từ thời niên thiếu đến lúc trưởng thành, VT chưa từng đánh thắng CN nên VT luôn muốn m thắng đc CN

        Thích

      • xin thưa với các hạ là 2 anh em nó đều được trung 1 tuyệt kỹ . nhưng cái nhiếp có chút lĩnh nghộ cao hơn …

        Thích

    • Tóm lại hiểu theo nghĩa sa xỉ bẻ gãy uyên hồng vừa thể hiện được tính sát thương của sa xỉ, sự đối khắc chế vốn có của sa xỉ với uyên hồng, và tính lĩnh ngộ của CN khi mất thứ mình ko muốn mất rồi vẫn có thể giữ bình tĩnh mà quyết định đúng đắn…
      Khẳng định 1 lần nữa, kiếm khách dù lĩnh ngộ cao đến cỡ nào cx ko bao giờ muốn mất kiếm của mình cả, vậy nên nói cố tình gãy kiếm là ko thỏa mãn (theo tui là v) :v

      Thích

      • Ko ai muốn kiễm của mình bị chém đứt cả, CN luôn bị ép ở vế dưới là để tích tụ kiếm khi nhằm thì triển bách bộ phi kiếm, kiếm gãy củng chỉ là bất đắc dĩ mà thôi

        Thích

      • Vậy mặc my là gì. Mặc my không giuống các thanh kiếm khác mình thấy mặc my nếu sử dụng như Cự tử thì nó giống kiếm khí nhiều hơn

        Thích

        • Mặc My khi xuất hiện nó mang hình dạng của 1 thanh kiếm nhưng thực chất Mặc My được hình thành nên bởi khí lực của các Cự Tử Mặc Gia truyền từ đời này qua đời khác , mặc my chỉ xuất hiện khi Cự Tử Mặc Gia đương nhiệm lâm vào cảnh nguy hiểm , chính vì thế mặc my chỉ được coi là tuyệt thế kiếm khí chứ không phải là kiếm đúc mà thành nên nó ko được xếp hạng vào danh sách danh kiếm

          Thích

        • Mặc My là bảo kiếm trấn phái của Mặc Gia, tín vật của cự tử, theo mình thấy thì Mặc My dc rèn theo slogan của Mặc gia là : Phi Công Mặc Môn, Kiêm Ái Bình Sinh. nên kiếm ko sắc bén, chất liệu rèn khá đặc biệt ( hy vọng phần sau sẽ rõ), theo mình thấy thì Mặc My này như 1 cái ăng ten giúp phát huy tối đa nội lực để phát ra kiếm khí, nội lực càng thâm hậu thì dùng càng khủng ( như pha outplay của Yên Đan với Ẩn Bức) vô tay Thiên Minh ( chưa vận dụng dc nội công) thì như cây sắt quèn, nói cách khác Mặc My ko yếu cũng ko mạnh, nó chỉ giúp người chủ phát xạ tối đa kiếm ý thành kiếm khí, nói cách khác, về late phim khi Thiên Minh farm đủ gòi + nội công thâm hậu + tư duy nhanh nhẹn ( Bách Bộ Phi Kiếm + Hoành Quán Tứ Phương xem qua mà học dc, ) + khả năng phát xạ kiếm khí qua Mặc My ( trong phim này thì Kiếm khí cho tới h chỉ có Yên Đan – sở hữu Mặc My dùng sơ qua mà khá bá gòi ), thì Thiên Minh nắm top server Trung Hoa cmnr, thử tưởng tượng Thiên Minh dùng Bách Bộ phi Kiếm = Mặc My và tán xạ Kiếm khí thì sao nhỉ hoặc là Ngũ Bộ tuyệt sát ( của thằng cha nó :v) + tán xạ kiếm khí thì khác nào Thập Ngũ Bộ tuyệt sát 😀 ý kiến cá nhân, chém nhẹ :)))))))))))

          Thích

٩(^‿^)۶Bàn luận qin'smoon (=^.^=)